Nội dung:
Cho trẻ ăn rong, không để trẻ ngồi yên một chỗ ăn.
Bật ti vi, điện thoại khi cho trẻ ăn.
Ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn.
Bón cho trẻ ăn dù trẻ đã hơn 2 tuổi, không tập cho trẻ tự xúc ăn.
Kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút.
Cho trẻ tiếp tục ăn khi trẻ có dấu hiệu nôn, ho (khiến trẻ có nguy cơ bị hóc, sặc).
Cho trẻ đùa nghịch sau khi ăn (khiến trẻ dễ nôn trớ và hóc, sặc).
Cho trẻ ăn rong, không để trẻ ngồi yên một chỗ ăn:
Việc để trẻ ăn rong không chỉ khiến trẻ mất tập trung mà còn làm hình thành thói quen xấu trong ăn uống. Trẻ cần được ngồi tại bàn ăn từ nhỏ để rèn tính tự lập và thói quen ăn uống lành mạnh.
Bật ti vi, điện thoại khi cho trẻ ăn:
Môi trường có nhiều yếu tố gây xao nhãng như ti vi, điện thoại làm trẻ không tập trung vào việc ăn uống. Điều này ức chế tiết dịch vị, khiến trẻ khó tiêu hóa và lâu dần dẫn đến biếng ăn.
Ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn:
Ép buộc trẻ ăn khi trẻ không muốn không chỉ làm trẻ sợ hãi, căng thẳng mà còn tạo ra cảm giác ám ảnh đối với việc ăn uống. Điều này làm gia tăng nguy cơ biếng ăn kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.
Bón cho trẻ ăn dù trẻ đã hơn 2 tuổi, không tập cho trẻ tự xúc ăn:
Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần được khuyến khích tự xúc ăn để rèn luyện kỹ năng tự lập và phát triển khả năng vận động tinh. Việc tiếp tục bón cho trẻ sẽ cản trở sự phát triển này và hình thành thói quen dựa dẫm.
Kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút:
Một bữa ăn kéo dài sẽ làm trẻ chán ăn, không còn cảm giác ngon miệng và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Cha mẹ nên giới hạn thời gian ăn trong khoảng 20-30 phút để đảm bảo hiệu quả và duy trì thói quen tốt.
Cho trẻ tiếp tục ăn khi trẻ có dấu hiệu nôn, ho (khiến trẻ có nguy cơ bị hóc, sặc):
Khi trẻ có dấu hiệu nôn hoặc ho, việc tiếp tục ép trẻ ăn sẽ làm tăng nguy cơ hóc, sặc, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Trong trường hợp này, cần ngừng cho ăn ngay lập tức và kiểm tra tình trạng của trẻ.
Cho trẻ đùa nghịch sau khi ăn (khiến trẻ dễ nôn trớ và hóc, sặc):
Sau khi ăn, trẻ cần được nghỉ ngơi và giữ yên để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Việc đùa nghịch ngay sau bữa ăn làm tăng nguy cơ nôn trớ và hóc, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, cha mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Không nên cho trẻ ăn trước 4 tháng tuổi và ăn muộn sau 7 tháng tuổi.
+ Trẻ tiết nước bọt nhiều.
+ Trẻ bắt đầu nhú mầm răng.
+ Trẻ nhìn miệng người lớn khi ăn.
+ Trẻ biết bốc thức ăn cho vào miệng.
+ Trẻ biết đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia.
Khi cho trẻ ăn dặm, tất cả những thực phẩm tươi sạch mà người lớn ăn hằng ngày đều có thể dùng để chế biến cho trẻ ăn, trừ rượu, bia và các loại gia vị.
Lượng thực phẩm cho trẻ trong một ngày:
− Bột gạo tẻ: 20 – 30 g.
− Thịt / cá / tôm: 20 – 30 g hoặc trứng: 1 – 2 quả/tuần.
− Dầu mỡ cho thêm khi nấu: 6 ml (không tính dầu mỡ trong thực phẩm).
− Sữa: 600 – 700 ml (gồm cả sữa chua, sữa mẹ).
− Rau xanh: 20 g. − Quả chín: 50 – 100 g. − Đường kính: 5 g.
Lượng thực phẩm cho trẻ trong một ngày:
− Gạo tẻ: 40 g.
− Thịt / cá / tôm: 30 g hoặc trứng: 3 – 4 quả/tuần.
− Dầu mỡ cho thêm khi nấu: 10 g (không tính dầu mỡ trong thực phẩm).
− Sữa: 500 – 600 ml (gồm cả sữa chua, sữa mẹ).
− Rau xanh: 40 – 50 g.
− Quả chín: 100 – 120 g.
− Đường kính: 5 g.
Lưu ý:
− Không nên cho mắm, muối vào bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi vì chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi không tải quá 1 g muối mỗi ngày, lượng muối có trong thực phẩm đã đủ cung cấp cho nhu cầu muối hằng ngày của trẻ.
− Cho trẻ ăn mặn từ nhỏ sẽ hình thành thói quen ăn mặn ở trẻ, khiến trẻ sau này dễ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, suy thận.
Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng trong một ngày:
− Trẻ được ăn 3 – 4 quả trứng gà một tuần. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ ăn lòng đỏ, trên 1 tuổi ăn
cả lòng trắng, lòng đỏ trứng.
− Trẻ có thể ăn được:
+ Sữa chua: 100 – 200 ml/ngày (khi mới cho trẻ tập ăn dặm nên cho ăn từ 50 ml, sau
tăng dần lên).
+ Váng sữa: 1 hộp/ngày (khi mới cho trẻ tập ăn, nên cho ăn từ ½ hộp).
+ Pho mát: 1 – 2 viên/ngày (15 g/viên), ăn trực tiếp hoặc cho vào bột, cháo.
− Lượng sữa trẻ cần khi đã ăn dặm:
+ Nếu mẹ đủ sữa chỉ cần bú mẹ và ăn sữa chua, pho mát, váng sữa.
+ Nếu mẹ không có sữa: trẻ 6 – 8 tháng tuổi: 700 ml/ngày; trẻ 9 – 12 tháng tuổi: 600 ml/ngày; trẻ trên 1 tuổi: 500 – 600 ml/ngày.
− Trẻ từ trên 1 tuổi có thể uống được sữa tươi. Nếu trẻ vẫn thích uống sữa công thức thì
nên cho uống sữa công thức. Trường hợp trẻ không thích uống sữa công thức có thể
cho uống sữa tươi hoặc kết hợp cả hai loại.
− Để không ảnh hưởng đến các bữa ăn dặm chính của trẻ nên cho trẻ uống sữa vào các thời điểm trong ngày như sau:
+ Buổi sáng: sau bữa ăn sáng.
+ Buổi chiều: lúc ngủ dậy.
+ Buổi tối: trước khi đi ngủ.
− Lượng nước trẻ cần một ngày:
+ Trẻ < 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước. Nếu trẻ ăn sữa công
thức cần pha đúng theo chỉ dẫn, nếu pha sữa quá đặc trẻ sẽ bị thiếu nước.
+ Trẻ > 6 tháng tuổi, lượng nước được tính theo cân nặng của trẻ: Trẻ < 10 kg: cứ 1 kg cân nặng cần 100 ml nước; trẻ > 10 kg, lượng nước trẻ cần = 1 000 ml + 50 ml x số kilôgam lớn hơn 10 của trẻ.
Ví dụ: Trẻ 13 kg, lượng nước trẻ cần = 1 000 ml + 50 ml x 3 = 1 150 ml. Lượng nước ở đây bao gồm cả sữa, nước quả, nước trong thức ăn như: cháo, bột, canh,…
− Phải cho đủ dầu / mỡ vào bữa ăn dặm của trẻ:
+ Nhu cầu chất béo của trẻ cao hơn người lớn. Lượng chất béo chiếm 40 – 50 % nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ, trong khi ở người lớn, năng lượng do chất béo cung cấp chỉ chiếm 20 – 25 %. Dạ dày trẻ nhỏ nhưng nhu cầu năng lượng lại cao, thức ăn phải nhiều chất béo mới cung cấp đủ năng lượng. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi để hoà tan các vitamin tan trong chất béo như: vitamin D, A, K, E,… Nếu ăn thiếu chất béo trẻ không hấp thu được các vitamin này dẫn đến bị còi cọc, chậm lớn, hay ốm vặt.
+ Cho trẻ ăn cả dầu và mỡ. Tỉ lệ % cân đối giữa chất béo động vật và thực vật với trẻ < 1 tuổi nên là 70 : 30, với trẻ > 1 tuổi nên là 50 : 50 (tức là nên ăn nửa dầu nửa mỡ).
− Không nên cho trẻ ăn đồ ăn vặt như bim bim, nước ngọt. Đây là những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Nước ngọt cung cấp calo rỗng khiến trẻ biếng ăn vì đường huyết tăng cao, ức chế tiết dịch vị. Hơn nữa, nước ngọt chứa nhiều phốt pho làm tăng đào thải canxi, khiến trẻ mất canxi qua nước tiểu dẫn đến trẻ bị thiếu canxi. Trẻ có thói quen ăn đồ ngọt dễ bị thừa cân – béo phì. Bim bim chứa nhiều muối ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Bim bim còn chứa chất béo chuyển hoá (transfat) dẫn đến tăng nguy cơ gây ung thư sau này cho trẻ.
− Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc trái cây quá ngọt trước các bữa ăn. Những thực phẩm này làm tăng đường huyết dẫn đến ức chế các tuyến tiêu hoá tiết men khiến trẻ không còn cảm giác đói, dẫn đến biếng ăn.
− Nên cho trẻ tập xúc hoặc tự bốc thức ăn. Việc này nhằm tạo thói quen tự lập cho trẻ và giúp trẻ ăn thô được sớm hơn, trẻ được ăn những thực phẩm mình yêu thích, phòng ngừa tình trạng biếng ăn.
− Không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi, xem ti vi hoặc điện thoại. Việc này khiến trẻ không tập trung vào ăn uống, ức chế tiết dịch vị dẫn đến biếng ăn, hình thành thói quen không tốt về ăn uống ở trẻ. Ngay lúc trẻ mới tập ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ngồi ăn tại bàn, không ăn rong, không cho trẻ xem ti vi hoặc điện thoại khi ăn để hình thành thói quen ăn uống tốt.