BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Chế độ nuôi dưỡng trẻ mầm non dưới đây được xây dựng dựa trên Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 2615/QĐ-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế.
Những điều cha mẹ KHÔNG nên làm
− Cho trẻ ăn rong, không để trẻ ngồi yên một chỗ ăn.
− Bật ti vi, điện thoại khi cho trẻ ăn.
− Ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn.
− Bón cho trẻ ăn dù trẻ đã hơn 2 tuổi, không tập cho trẻ tự xúc ăn.
− Kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút.
− Cho trẻ tiếp tục ăn khi trẻ có dấu hiệu nôn, ho (khiến trẻ có nguy cơ bị hóc, sặc).
− Cho trẻ đùa nghịch sau khi ăn (khiến trẻ dễ nôn trớ và hóc, sặc).
− Tăng dần mức năng lượng từ 90 – 150 kcal/kg/ngày.
− Tăng dần lượng protein từ 2 g/kg/ngày lên từ 5 – 7 g/kg/ngày.
− Nên dùng các loại protein có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua,... Ngoài ra, có thể dùng các loại protein có nguồn gốc thực vật: đậu / đỗ, lạc, vừng,...
− Tăng đậm mức độ năng lượng của khẩu phần ăn bằng cách dùng dầu, mỡ, một số enzym trong các hạt nảy mầm để làm giảm độ nhớt (làm lỏng bột để trẻ dễ nuốt, bột không bị đặc kể cả khi đã nguội) nhằm tăng đậm độ dinh dưỡng của thức ăn.
Ở nước ta cũng như một số nước đang phát triển, thức ăn dùng để bổ sung cho trẻ thường dựa vào nguồn thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, mì, ngô, khoai,... Tinh bột ở các loại thức ăn này phần lớn ở dạng không hoà tan, là các amylopectin, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ trương nở, liên kết với nước trở thành dạng đặc sánh làm trẻ rất khó nuốt. Đối với trẻ suy dinh dưỡng lại càng khó hơn vì thực quản và dạ dày thường nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng dầu, mỡ cho thêm vào khẩu phần ăn của trẻ nhưng nếu cho nhiều trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá.
Gần đây đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về các hạt nảy mầm từ ngũ cốc và các loại đậu / đỗ. Với mục đích là sử dụng men amylase được tạo thành trong quá trình hạt nảy mầm, có khả năng thuỷ phân tinh bột làm bột lỏng ra giúp tăng lượng bột lên mà thể tích không thay đổi. Từ đó, tăng đậm độ năng lượng của bát bột, độ nhớt giảm, bột không bị quá đặc, trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị đầy bụng, hiệu suất chuyển hoá glucid, protein tăng đáng kể. Ngoài ra, hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em.
Trẻ bị suy dinh dưỡng muốn phục hồi nhanh chóng cần phải tăng protein, tăng năng lượng hơn nhu cầu bình thường nhưng những trẻ này thường hay chán ăn. Để khắc phục tình trạng này, có thể dùng các loại bột giàu men tiêu hoá, như bột mộng (bột làm từ hạt nảy mầm: đỗ, ngô, lúa) hoặc dùng giá đậu xanh xay hoặc giã nhỏ để nấu bột, nấu cháo cho trẻ. Với bát bột 200 ml, cứ 10 g bột cho 10 g giá đỗ có thể tăng lượng bột lên 2 – 3 lần mà bột vẫn có độ lỏng như bột 10 % không có giá đỗ.
Nếu trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều lần trong ngày; nếu mẹ không có sữa thì thay các bữa bú mẹ bằng sữa công thức pha theo tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung theo thực đơn sau:
Lưu ý:
− Sữa công thức pha đúng tỉ lệ tính theo tháng tuổi ghi trên nhãn của hộp sữa.
− Khi nấu bột, giá đỗ xanh xay hoặc giã lọc lấy khoảng 150 ml nước.
− Trường hợp trẻ ăn ít phải tăng số bữa lên nhiều lần, đảm bảo cho trẻ ăn hết số lượng bột và sữa trong ngày.