Tối đa: nam: 2,5 lít/ngày; nữ : 2 lít/ngày (nếu không có dịch mất bất thường). Mỗi 100 ml nước cần có:
- Na: 3 mEq
- K: 2 mEq
- Ca: 1 mEq
- Mg: 1 mEq
- Trẻ mất nước > 5%
- Trẻ không mất nước nhưng có nguy cơ thất bại đường uống, có các biến chứng nặng khác của tiêu chảy hoặc có bệnh lý nặng khác đi kèm.
- Tiêu chảy nặng hơn và/hoặc vẫn mất nước dù đã điều trị bằng đường uống.
- Các chỉ định khác: bệnh đi kèm chưa rõ, nghi ngờ bệnh ngoại khoa, trẻ có nguy cơ cao diễn tiến nặng (SDD, trẻ có bệnh đi kèm như viêm phổi, tim bẩm sinh, hậu môn tạm hồi tràng, bệnh mạn tính, béo phì khó đánh giá tình trạng mất nước,…)
Chỉ định: điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ không mất nước, không
nguy cơ thất bại đường uống và không có các biến chứng khác của
tiêu chảy.
Cho trẻ uống thêm dịch (càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn):
Bú mẹ tăng cường
ORS giảm áp lực thẩm thấu: < 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi tiêu; ≥ 2 tuổi: 100-200 ml sau mỗi lần đi tiêu (Mức độ chứng cứ I)
Các dung dịch khác: nước sạch, cháo, súp, nước dừa, nước
hoa quả không đường
Các dung dịch nên tránh: nước uống ngọt có đường gây tiêu chảy thẩm thấu, các chất kích thích gây lợi tiểu,…
Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
Bổ sung kẽm: (Mức độ chứng cứ I)
Trẻ < 6 tháng: 10 mg kẽm nguyên tố/ngày x 14 ngày.
Trẻ ≥ 6 tháng: 20 mg kẽm nguyên tố/ngày x 14 ngày.
Hướng dẫn bà mẹ khi nào đưa trẻ khám trở lại hoặc khám ngay.
Chỉ định: điều trị mất nước bằng ORS giảm áp lực thẩm thấu, bù dịch bằng đường uống tại cơ sở y tế cho trẻ có mất nước nhưng không có nguy cơ thất bại đường uống và không có các biến chứng nặng khác.
Bù dịch bằng ORS giảm áp lực thẩm thấu 75 ml/kg uống trong 4 giờ
Sau 4 giờ: đánh giá và phân loại lại tình trạng mất nước:
Nếu xuất hiện dấu mất nước nặng: điều trị theo phác đồ C
Nếu trẻ còn mất nước: tiếp tục bù nước bằng đường uống theo phác đồ B lần 2. Bắt đầu cho trẻ ăn, uống và tiếp tục đánh giá trẻ thường xuyên hơn.
Nếu không còn mất nước điều trị theo phác đồ A
Khi điều trị bằng đường uống thất bại: do tiêu chảy nhiều, ói nhiều, uống kém.
Uống ORS qua sonde dạ dày nhỏ giọt
Truyền tĩnh mạch dung dịch Lactate Ringer
Bắt đầu truyền TM ngay lập tức. Trong khi thiết lập đường truyền cho uống ORS nếu trẻ còn uống được.
Dịch truyền được lự chọn: Lactate Ringer, Normal Saline.
Cho 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn chia như sau:
Truyền thêm một lần nữa nếu mạch quay yếu hoặc không bắt được
Đánh giá lại mỗi 15-30 phút cho đến khi mạch quay mạnh. Nếu tình trạng mất nước không cải thiện cho dịch truyền với tốc độ nhanh hơn sau đó đánh giá lại mỗi 1 giờ cho đến khi tình trạngmất nước cải thiện.
Cần lưu ý 100ml/kg chỉ là lượng dịch bù cho dịch đã mất ở trẻ mất nước nặng >10% trọng lượng cơ thể, do đó V dịch bù đôi khi cần nhiều hơn để bù cho lượng dịch tiếp tục mất nếu trẻ ói nhiều, tốc độ thải phân cao.
Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước:
Nếu vẫn còn dấu hiệu mất nước nặng: truyền lần 2 với số lượng trong thời gian như trên.
Nếu cải thiện nhưng còn dấu có mất nước: ngưng truyền và cho uống ORS theo phác đồ B nếu hết thất bại đường uống và không còn biến chứng nào khác. Nếu trẻ bú mẹ khuyến khích cho bú thường xuyên.
Tiếp tục bù dịch qua đường TM nếu còn thất bại đường uống và/hoặc còn biến chứng nặng khác.
Nếu không còn dấu mất nước: điều trị theo phác đồ A, cho bú mẹ thường xuyên. Theo dõi trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện.
Khi trẻ có thể uống được, thường sau 3-4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1-2 giờ đối với trẻ lớn, cho uống ORS giảm áp lực thẩm thấu 5 ml/kg/giờ
Trẻ mất nước nặng
Trẻ có mất nước do thất bại bù dịch qua đường uống hoặc có biến chứng nặng khác đi kèm.
Trẻ không mất nước nhưng qua quá trình theo dõi thấy trẻ thực sự thất bại bù dịch bằng đường uống hoặc có các biến chứng nặng khác đi kèm.
Chú ý khi bù dịch qua đường tĩnh mạch
Chọn dịch truyền:
Lactate Ringger hoặc Normal Saline 9% nếu trẻ đang mất nước,
Khi hết mất nước, có thể bù lượng dịch tiếp tục mất bằng Dextrose 1/ 2 Saline hoặc Dextrose Salin/ Dextrose in Lactate Ringer đối với mất nước đẳng trương.
V dịch bù = V dịch đã mất + V dịch tiếp tục mất
Nếu trẻ mất nước do không được bù nước: lượng bù bằng lượng dịch đã mất truyền trong 4 giờ, lượng tiếp tục mất trẻ có thể uống qua miệng.
Nếu trẻ mất nước do thất bại đường uống: lượng bù bằng lượng dịch đã mất truyền trong 4 giờ + thêm lượng dịch sẽ tiếp tục mất mỗi giờ (bằng cách cân phân và chất ói).
+ Khi trẻ hết mất nước nhưng vẫn còn thất bại đường uống, tiếp tục truyền tĩnh mạch cho lượng mất tiếp theo.
+ Ngưng bù dịch bằng đường TM khi trẻ hết mất nước, và hết biến chứng nặng, và hết thất bại đường uống.
Nguồn: Phác đồ Bệnh Viện Nhi Đồng 2 (2019)