Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết đối với trẻ em bị sốt không rõ ổ nhiễm trong nhóm tuổi này đã giảm khi sử dụng thường xuyên vắc-xin phế cầu. Nhiễm trùng vi khuẩn phổ biến nhất ở nhóm tuổi này là nhiễm trùng tiểu trên. Tuy nhiên, trẻ em trong nhóm tuổi này có biểu hiện bị bệnh nên trải qua đánh giá nhiễm trùng huyết đầy đủ.
Nelson Pediatric SymptomSymptom-Based Diagnosis 2022Xin lưu ý, khi sử dụng trang web, bạn cần hiểu rõ các thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có ý nghĩa thay thế ý kiến chuyên gia. chẩn đoán và chữa bệnh. Khi sử dụng thông tin từ website, đồng nghĩa với việc bạn đã đọc, hiểu rõ, và đồng ý với những nội dung trong liên kết ngay phía cuối website này.
Nếu trẻ sốt 38-39 độ C, trẻ có thể được chẩn đoán có khả năng là nhiễm vi-rút, sẽ tự giới hạn, nhưng nên quay trở lại tái khám nếu có sốt dai dẳng, nhiệt độ >39°C (102,2°F) và/hoặc các dấu hiệu và triệu chứng mới.
Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, tiếp cận trẻ theo quy trình 2 bước:
Đánh giá tình trạng tiêm chủng - miễn dịch của trẻ
Nếu được tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp và vắc-xin Haemophilus influenzae loại b, hãy thực hiện các xét nghiệm nước tiểu (bạch cầu nước tiểu, bạch cầu esterase, nitrit và nuôi cấy) cho tất cả bé gái, tất cả bé trai <6 tháng tuổi, tất cả bé trai chưa cắt bao quy đầu <2 tuổi và tất cả trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Nếu không được tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp và H. influenzae loại b, hãy quản lý theo Hướng dẫn năm 1993 (xem Baraff et al. Ann Emerg Med. 1993; 22:1198–1210).
Cần xem xét sàng lọc nước tiểu để phát hiện UTI ở:
trẻ em có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu trên;
trẻ em có tiền sử dị tật đường tiết niệu hoặc trào ngược bàng quang niệu quản;
bé gái dưới 12–24 tháng, đặc biệt là khi nhiệt độ >39,0°C;
bé nam chưa cắt bao quy đầu, dưới 12 tháng tuổi; và đã cắt bao quy đầu dưới 6 tháng tuổi.
Khuyến cáo nuôi cấy máu cho trẻ em có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới 6 tháng tuổi. Một đứa trẻ bị sốt, xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu esterase vừa phải hoặc có mủ trên một mẫu bệnh phẩm thì nên được điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cần nuôi cấy nước tiểu cho bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Việc lựa chọn thuốc kháng sinh nên được hướng dẫn dựa trên kiến thức về các mầm bệnh phổ biến gây nhiễm trùng đường tiết niệu và các mô hình nhạy cảm với kháng sinh trong cộng đồng.
Cần cân nhắc nhập viện đối với trẻ bị nôn mửa, mất nước hoặc đừ; đối với những bé có khả năng tuân thủ kém; và đối với bất kỳ bệnh nhân nào có dị tật thận hoặc tiết niệu tiềm ẩn.
Đánh giá viêm màng não với chọc dò cột sống lưng (LP) là cần thiết ở bất kỳ trẻ nào bị nhiễm trùng huyết không rõ nguyên nhân, các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (CNS) hoặc nuôi cấy máu dương tính với N. meningitidis hoặc H. influenzae loại B.
Nhập viện để dùng thuốc kháng sinh đường tiêm là cần thiết trong khi chờ kết quả của các nghiên cứu dịch não tủy.
Điều trị ngoại trú có thể chấp nhận được đối với những trẻ có nguy cơ viêm màng não thấp, theo dõi tốt và người chăm sóc đáng tin cậy. Sự trở nặng lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm quyết định giai đoạn quản lý tiếp theo.
Trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn có biểu hiện khỏe mạnh và không sốt khi quay lại để theo dõi có thể được điều trị như một bệnh nhân ngoại trú với ceftriaxone đường tiêm, sau đó là thuốc kháng sinh đường uống tùy theo độ nhạy cảm của vi khuẩn.
Nếu nuôi cấy máu dương tính với vi khuẩn Salmonella không thương hàn và trẻ dưới 3 tháng, khuyến cáo đánh giá nhiễm trùng huyết đầy đủ và tiêm tĩnh mạch thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh đường uống và theo dõi chặt chẽ được khuyến cáo cho trẻ lớn hơn bị nhiễm khuẩn khuẩn Salmonella.
Trẻ em tiếp tục sốt không rõ ổ nhiễm trùng nên được đánh giá lại sau mỗi 48 giờ cho đến khi hết sốt để đánh giá sự xuất hiện của các dấu hiệu và triệu chứng mới, cũng như những thay đổi về mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Có thể chỉ định xét nghiệm như CBC với xét nghiệm chuyển hóa toàn diện - đặc hiệu và các dấu hiệu viêm, như khi đánh giá bệnh Kawasaki không hoàn toàn.
Đánh giá và quản lý trẻ em bị bệnh trên 36 tháng tuổi với sốt không rõ ổ nhiễm tương tự như trẻ nhỏ tuổi hơn.
Ở nhóm tuổi này, khai thác bệnh sử có thể giúp tìm ra ổ nhiễm, vì vậy tỷ lệ sốt không rõ ổ nhiễm trùng ở nhóm tuổi này cũng ít hơn. Cần chú ý đến phơi nhiễm môi trường và tiếp xúc với tác nhận gây bệnh vì khả năng tăng tiếp xúc trong nhóm tuổi đi học này cao.
Đối với trẻ em trong nhóm tuổi này có sốt không rõ ổ nhiễm và thực sự không có biểu hiện bị bệnh, thì thường không có chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc. Đối với trẻ em trong độ tuổi 3-36 tháng, có thể cần đánh giá lặp lại sau mỗi 48 giờ cho đến khi hết sốt hoặc đạt được chẩn đoán.